Cao huyết áp là gì? Những ai có nguy cơ bị cao huyết áp?

Cao huyết áp hay nhiều người gọi tăng huyết áp là căn bệnh đang xảy ra phổ biến ở nước ta, khi mới mắc bệnh không có biểu hiện rõ ràng làm cho người bệnh khó nhận biết về tình trạng bệnh của mình, khi huyết áp cao xảy ra đột ngột thường dẫn đến tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim hay phình động mạch, tai biến,….

Cao huyết áp là gì? Huyết áp cao là bao nhiêu?

Cao huyết áp là gì? Huyết áp cao là bao nhiêu? Huyết áp là áp lực máu tác động nên thành động mạch, được tạo ra do sự co bóp của tim và sức cản của mạch vành, được xác định bởi 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu dao động từ 90 – 139 mmHg, huyết áp tâm trương dao động từ 60 – 89 mmHg. Khi huyết áp cao là chỉ số tâm thu > 140 mmHg và huyết áp tâm trương > 90mmHg.

Huyết áp cao là bao nhiêu

Huyết áp cao là bao nhiêu

Vậy, để biết được vấn đề về cao huyết áp như triệu chứng của bệnh cao huyết áp, nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, những đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp và cách hỗ trợ, điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp 

Như đã nói ở trên, cao huyết áp ban đầu thường không biểu hiện và người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh khác, người bệnh muốn biết là mình có bị huyết áp cao hay không thì cần dùng đến máy đo huyết áp. Tuy nhiên, khi bệnh diễn biến nặng hơn thì những triệu chứng cụ thế như: 

– Nhịp tim không đều 

– Thị lực suy giảm 

– Đau đầu dữ dội

– Cơ thể mệt mỏi

– Hoa mắt, chóng mặt

– Đau tức ngực

– Nôn, ói

– Mặt tái xanh hoặc đỏ bừng

Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thức phát.

– Nguyên nhân nguyên phát: Chiếm khoảng 90% trường hợp mắc bệnh cao huyết áp mà không rõ nguyên nhân.

– Nguyên nhân thứ phát: Chiếm khoảng 10% trường hợp mắc bệnh cao huyết áp do các tình trạng của bệnh lý khác gây nên như bệnh thận, bệnh tim mạch.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây cao huyết áp như uống thuốc tránh thai, thuốc cảm hay do mang thai….

Những ai có nguy cơ bị cao huyết áp?

Cao huyết áp là bệnh lý xảy ra với tất cả các độ tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp: 

– Những người có chế độ ăn uống mất cân bằng, ăn nhiều muối là lời cảnh báo làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh cao huyết áp. Theo khuyến cáo thì một người bị cao huyết áp cần có chế độ ăn uống hợp lý và không ăn quá 6 gam muối/ngày.

Những ai có nguy cơ bị cao huyết áp?

Những ai có nguy cơ bị cao huyết áp?

– Tuổi tác: khi tuổi càng cao, thành mạch máu càng lão hóa và bị xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi nên áp lực trong thành mạch máu tăng lên.

– Tiền sử gia đình: đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cao huyết áp nằm trong số những bệnh di truyền của gia đình.

– Chế độ lười vận động: những người ít vận động thường có nguy cơ bị rối loạn lipid máu, giảm dung nạp đường gây nên bệnh tiểu đường và làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

– Tình trạng thừa cân: thừa cân gây nên các bệnh như tiểu đường, làm tăng nguy cơ huyết áp cao.

– Hút thuốc lá: trong thuốc lá có rất nhiều độc tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chất nicotin trong thuốc lá gây hưng phấn thần kinh, thúc đẩy tăng cường giao cảm và tăng huyết áp lên cao.

– Uống nhiều bia rượu: bia rượu có chất cồn là một loại độc tố, nồng độ cồn quá cao trong máu làm ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa, làm tăng lipid máu, tổn thương tim mạch và làm tăng nguy cơ cao huyết áp

– Căng thẳng lo âu: tình trạng này kéo dài, mất ngủ gây ra những cơn đau đầu, tăng nguy cơ gây cao huyết áp.

– Bệnh lý đi kèm,….

Cách hỗ trợ và điều trị cao huyết áp

Từ nguyên nhân gây dẫn đến cao huyết áp mà chúng ta sẽ lựa chọn các phương pháp hỗ trợ và điều trị. Có 2 phương pháp điều trị như sau:

Phương pháp 1: Hỗ trợ điều trị không dùng thuốc hay còn gọi là thay đổi lối sống

– Thường xuyên tập thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức bền cơ thể và còn giúp vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể, giúp cho hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

– Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý: Sử dụng chế độ ăn ít muối, ăn nhạt, tránh sử dụng những đồ uống có chứa cồn và sử dụng những thực phẩm nhiều Kali giúp hạn chế hấp thu natri, giảm áp lực máu lên thành động mạch.

– Tránh sử dụng thuốc và các chất kích thích: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gây ra cao huyết áp.

– Giảm căng thẳng, lo âu: Cần tạo cho cơ thể những trạng thái tinh thần ổn định, giúp hệ thần kinh hoạt động tích cực, góp phần hạn chế các bệnh về huyết áp.

– Giảm cân nếu bạn đang gặp vấn đề về cân nặng: Khi béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng, các hormone tiết ra làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng huyết áp cao và tim mạch.

Thành phần Dầu cá FLP 376 Forever Arctic Sea

Dầu cá là một trong những sản phẩm tốt cho người cao huyết áp

Phương pháp 2: Hỗ trợ và điều trị có dùng thuốc

Trên thực tế, thuốc điều trị cao huyết áp có rất nhiều loại và bán phổ biến ở nhiều nơi. Vì vậy, những người mắc bệnh cao huyết áp không nên tự tiện mua thuốc về sử dụng, cần có sự thăm khám bác sĩ, cần uống thuốc theo đơn và theo đúng liều lượng mà bác sĩ yêu cầu.

Vậy, người bị cao huyết áp cần biết được tình trạng bệnh tình của mình để có cách ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi đúng cách. Ngoài ra, cần theo dõi và có sự thăm khám của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc để điều trị.

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, bạn nên kết hợp các phương pháp trên với việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị. Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp sẽ có tác dụng trực tiếp vào thành mạch máu, giúp hệ tuần hoàn làm việc ổn định, giảm cholesterol, giảm mỡ máu và ngăn chặn các tác nhân gây ra bệnh cao huyết áp…

Tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp tại đây.

Các tin khác
  •  5 LOẠI THỰC PHẨM GIÀU CANXI BẠN NÊN BIẾT
  • Top 5 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Nam Giới- Dinhduong24h
  • Vai Trò Của Thận Và Cách Khắc Phục Khi Suy Giảm Chức Năng Thận
  • Vai Trò Của Canxi Đối Với Cơ Thể Con Người
  • Đạm Thực Vật Có Vai Trò Gì Với Cơ Thể Con Người?