Người bị huyết áp cao nên ăn gì? Ăn gì để ổn định huyết áp?
Huyết áp cao hay cao huyết áp còn được gọi là tăng huyết áp là bệnh tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như suy tim, động mạch vành, tai biến mạch máu não,… Vậy để phòng ngừa được bệnh tăng huyết áp cần có những thông tin cơ bản như người bị huyết áp cao có những dấu hiệu nào? Cần ăn gì để ổn định huyết áp – thực đơn cho người cao huyết áp gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị huyết áp cao
Huyết áp hiểu là áp lực dòng máu lên thành mạch. Để biết huyết áp cao hay thấp dựa vào 2 chỉ số thông qua máy đo huyết áp là chỉ số huyết áp tâm thu – lúc tim co bóp tống máu đi và huyết áp tâm trương – lúc nghỉ giữa hai lần co bóp của tim. Huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp < 80mmHg. Huyết áp cao là huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg. Nếu không dựa vào máy đo huyết áp thì không thể biết được một người bị tăng huyết áp hay không, tuy nhiên bệnh tăng huyết áp cũng có những dấu hiệu nhẹ nhưng rất dễ nhầm lẫn sang tình trạng khác của sức khỏe người bệnh.
Như vừa nói ở trên huyết áp cao không thể dễ dàng nhận biết được mà phải thông qua máy đo huyết áp, tuy nhiên có những dấu hiệu sau thì bạn có khả năng đang gặp vấn đề về huyết áp và lúc đó hãy dùng máy đo để biết chính xác là có bị tăng huyết áp hay không. Các dấu hiệu có thể nhận thấy như:
- Choáng và chóng mặt, mờ mắt.
- Buồn nôn.
- Đau tim.
- Thở nông, thở gấp.
- Chảy máu mũi.
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
Khi chính xác là gặp vấn đề huyết áp cao thì cần áp dụng chế độ ăn uống để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Ăn gì để ổn định huyết áp? Những thực phẩm giúp ổn định huyết áp
Người bị huyết áp cao cần tránh ăn nhiều chất đạm, chất béo, giảm tinh bột và giảm muối, vì những chất này đều làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Vậy cần ăn gì để ổn định huyết áp?
- Thay các loại thịt đỏ bằng thịt trắng như gà, cá hay giảm protein, chất béo động vật bằng cách thay thế đạm thực vật như cây họ đậu, lạc,…
- Tinh bột không gây ra tăng huyết áp trực tiếp mà ăn nhiều tinh bột làm tăng cân béo phì, tăng đường huyết. Nên cần giảm tinh bột, bổ sung tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt – vừa có tinh bột vừa có chất xơ.
- Cần có chế độ ăn nhạt, thiên về vị tự nhiên của thực phẩm, tránh ăn nhiều muối. Thay vào đó có thể đồ biển chứa iot tự nhiên như đồ biển phòng ngừa tăng huyết áp.
- Cần ăn rau củ quả tươi như chuối, đu đủ, khoai tây, táo, bưởi, cam, quýt,… Vì trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, làm tăng ion canxi máu chống nguy cơ xơ vữa động mạch, thành mạch được bảo vệ, phòng ngừa tăng huyết áp.
Những thực phẩm giúp ổn định huyết áp gồm có:
- Chuối là loại quả có khả năng kiểm soát huyết áp tốt, trong chuối có nhiều kali khoảng 422mgK nên cần ăn chuối hàng ngày để huyết áp luôn được ổn định, ngoài chuối ra có nhiều loại thực phẩm chứa lượng kali cao như: khoai lang, nấm, cà chua, cá ngừ, đậu, dưa đỏ,….
- Rau xanh có thể kiểm soát huyết áp ở mức ổn định vì chứa chất nitrat . Các loại rau xanh giàu nitrat như: Cải bắp và họ cải nói chung, thì là, rau diếp,…
- Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất kiểm soát ổn định huyết áp, vì chứa anthocyanin làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
- Thực phẩm lên men như sữa chua, giấm táo cũng gián tiếp tốt để điều chỉnh huyết áp ổn định vì giàu men vi sinh, vi khuẩn tốt cho hệ đường ruột.
Ăn gì để hạ huyết áp nhanh lúc bị tăng huyết áp?
Trong trường hợp huyết áp tăng đột ngột có thể sử dụng các thực phẩm sau để hạ huyết áp:
- Nước lọc: Hạ huyết áp rất hiệu quả, nước lọc giúp máu loãng và lưu thông nhịp nhàng, từ đó hạ đường huyết an toàn.
- Các loại nước ép quả mướp đắng, cam, chanh, nước râu ngô đều làm hạ huyết áp. Nước chanh ấm cực kỳ hiệu quả để hạ huyết áp lúc tăng xông, vì chanh giúp mạch máu dẻo dai và mềm mại, tăng tính đàn hồi – giảm huyết áp.
- Khoai lang, nhất là khoai lang tím: Đây chính là thực phẩm tinh bột hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và còn có khả năng làm hạ huyết áp, nhất là khoai lang luộc vì không hấp thụ dầu mỡ tác hại đến cơ thể.
- Cần tây: Cần tây kiểm soát huyết áp rất tốt, cụ thể làm giảm nhịp tim và giãn mạch. Thế nên cần tây được coi là thực phẩm thiên nhiên hữu ích cần bổ sung hàng ngày của người bị cao huyết áp.
Thực đơn cho người huyết áp cao nên có những gì?
Vì nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp rất cao nên người bị cao huyết áp cần có chế độ ăn nghiêm ngặt. Chuyên gia dinh dưỡng kê chế độ ăn cho người cao huyết áp nên gồm:
- Protein được khuyến khích sử dụng protein có nguồn gốc thực vật như đậu. Khối lượng cần bổ sung hàng ngày từ 0,8g – 1g protein cho 1kg cân nặng.
- Lipid từ 25 – 30g cũng nên sử dụng dầu đậu nành, lạc, hướng dương, mè, thay thế dầu động vật.
- Tinh bột chứa đường cao nên cần kiểm soát lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể, khoảng 300g là khối lượng thích hợp cho người bị cao huyết áp bổ sung tinh bột vào cơ thể.
- Đồ mặn như muối ăn, nước mắm… không quá 8g.
- Rau, củ, quả có thể ăn theo nhu cầu, khoảng 500g là khối lượng tương đối phù hợp cho người tăng huyết áp.
Người tăng huyết áp ngoài chế độ làm việc, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý thì việc ăn uống như thế nào, thực đơn theo chỉ định bác sỹ cũng là vấn đề cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy ra, hơn nữa là để cải thiện và tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất.